Dùng sâm trong ẩm thực – những lợi ích tuyệt vời và cách chế biến
Sâm xưa nay vốn được xem là một loại “tiên dược” cho sức khỏe, được dùng trong các bài thuốc bổ hay ngâm rượu, mật ong. Tuy nhiên, sâm còn chính là một nguyên liệu tuyệt vời trong ẩm thực mà ít ai sử dụng vì nó có giá thành khá cao và hầu như ngày xưa chỉ có các bậc vương giả, vua chúa mới được dùng. Các món ăn được làm từ sâm không những mang nhiều giá trị về dinh dưỡng mà còn đem lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe như dùng để bồi bổ, tăng cường sinh lực, hỗ trợ tiêu hóa và miễn dịch. Bởi thế mà đây chính là bí quyết giúp sống lâu, sống khỏe của các bậc vương giả, vua chúa ngày xưa. Để hiểu hơn về việc dùng sâm trong ẩm thực mời quý cô chú anh chị tham khảo qua bài viết dưới đây.
1. Lợi ích của việc dùng sâm trong ẩm thực
Sâm chứa nhiều các hoạt chất như: saponin, ginsenoside, vitamin và khoáng chất có rất nhiều lợi ích cho cơ thể:

Sâm Lai Châu có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
- Giúp tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
- Cải thiện trí nhớ, giảm stress: giúp giảm căng thẳng, tăng tập trung cho những người làm việc trí óc.
- Tăng cường thể lực, hồi phục sức khỏe: điều này rất tốt giúp bồi bổ cho những người mới ốm dậy hay người già yếu cần bồi bổ.
- Hỗ trợ tiêu hóa: giúp giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu, kích thích ăn uống.
- Cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ tim mạch giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi: rất tốt cho những người lao động nhiều, vận động viên.
2. Các món ăn ngon chế biến từ sâm
Sâm được chế biến rất đa dạng với nhiều những món ăn khác nhau từ cháo, hầm, xào đến trà. Các món ăn từ sâm có thể trở thành một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bạn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và sống lâu hơn.
2.1. Món cháo sâm dinh dưỡng
Công dụng: giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng. Rất tốt cho người suy nhược, mệt mỏi.

Cháo sâm vừa giàu dinh dưỡng vừa dễ ăn
Về nguyên liệu sẽ bao gồm:
- 5-10g sâm tươi (hoặc sâm khô ngâm nước mềm)
- 100g gạo tẻ
- 50g hạt sen
- 1 củ cà rốt
- 200g thịt gà xé nhỏ hoặc thịt bò băm
- Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu
Về cách chế biến:
Bước 1: rửa sạch sâm và thái thành từng lát mỏng
Bước 2: Bỏ sâm, hạt sen và cà rốt và nồi hầm trong khoảng 30 phút cho ra hết tinh chất
Bước 3: Vo gạo và cho vào nồi, khuấy đều để không bị khét
Bước 4: Khi cháo gần chín cho thêm thịt gà xé nhỏ hay thịt bò băm
Bước 5: Nêm nếm gia vị vừa ăn, nấu khoảng 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp, cho thêm hành lá vào nếu thích
2.2. Gà hầm sâm
Công dụng: giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực. Món ăn này rất tốt cho người suy nhược, phụ nữ sau sinh và người cần hồi phục sức khỏe.

Gà hầm sâm - món ăn bổ dưỡng
Về nguyên liệu:
- 1 con gà ta khoảng 1kg
- 20g sâm tươi
- 50g hạt sen
- 50g táo đỏ
- 100g gạo nếp
- 5g kỷ tử
- Gừng, tỏi, hành lá
- Muối, hạt tiêu, nước dùng gà
Về cách chế biến:
Bước 1: làm sạch gà đem bỏ nội tạng và để ráo nước
Bước 2: nhồi sâm, gạo nếp, hạt sen và táo đỏ vào bụng con gà, sau đó khâu kín lại để không bị rơi ra
Bước 3: cho gà vào nồi đem đổ nước ngập rồi cho các gia vị gừng, tỏi, muối vào hầm khoảng 2 giờ
Bước 4: Khi gà đã mềm cho kỷ tử vào và hầm thêm 10 phút rồi tắt bếp
2.3. Sâm xào thịt bò
Công dụng: giúp bổ huyết, tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi. Món ăn này rất tốt cho những người lao động nặng nhọc.

Món ăn tốt cho người lao động mệt nhọc
Về nguyên liệu:
- 200g thịt bò thái mỏng
- 10g sâm tươi thái lát
- 1 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- Gia vị: dầu hào, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn
Về cách chế biến:
Bước 1: ướp thịt bò với nước mắm, tiêu và dầu hào trong 15 phút
Bước 2: phi thơm hành tỏi rồi cho thịt đã ướp vào xào tái, để riêng
Bước 3: cho sâm vào xào sơ rồi thêm cà rốt với hành tây đảo đều tay
Bước 4: khi rau củ gần chín tới cho thịt bò vào và đảo đều rồi nêm nếm gia vị vừa ăn
2.4. Trà sâm
Công dụng: giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm stress và tăng cường năng lượng.

Trà Sâm - thức uống vừa mang lại sức khỏe vừa thể hiện sự đẳng cấp
Về nguyên liệu:
- 10g sâm tươi hoặc sâm khô
- 500ml nước sôi
- Mật ong hoặc đường phèn tùy khẩu vị
Về cách chế biến: thái lát sâm và cho vào khoảng 800ml sôi hãm trong 10 – 15 phút, có thể thêm mật ong hay đường phèn cho dễ uống
3. Những lưu ý khi chế biến sâm trong ẩm thực
- Không nên nấu sâm ở nhiệt độ cao quá lâu vì có thể làm mất dưỡng chất
- Không dùng sâm cho trẻ em dưới 2 tuổi, người bị cao huyết áp hoặc đang sốt cao
- Không ăn quá nhiều sâm trong một ngày (nên dưới 10g sâm/ngày)
- Khi kết hợp với các nguyên liệu khác, cần cân nhắc để tránh phản tác dụng (ví dụ: không kết hợp với củ cải trắng, hải sản sống vì làm giảm tác dụng của sâm)
4. Tham khảo sản phẩm Lục Phượng Trà – công ty TNHH Vườn Sinh Thái Quốc Bảo Việt Nam
Sản phẩm Lục Phượng Trà được làm từ 100% lá Sâm Lai Châu trên 6 năm tuổi, được lên men tự nhiên. Đặc biệt là những cây sâm này được bón thêm 1 lớp mùn thuốc nam là những cây thảo dược được nghiền ra và ủ lên men, giúp tăng cường hàm lượng dược tính MR1, MR2, cũng như các hoạt chất dược liệu tốt cho sức khỏe con người mà không sản phẩm nào có, kể các các sản phẩm sâm khác trên thế giới.

Lục Phượng Trà - thức uống từ thiên nhiên mang lại sức khỏe toàn diện
Điểm khác biệt của Lục Phượng Trà so với những sản phẩm trà lá sâm thông thường trên thị trường bởi những lá sâm sau khi lên men sẽ được tạo hình thành những “viên linh đan”. Khi pha với nước sôi những viên trà sẽ bung ra như những con phượng hoàng mà không có sản phẩm nào trên thị trường có được.
5. Kết Luận
Sâm không chỉ là một vị thuốc quý mà còn là nguyên liệu tuyệt vời trong ẩm thực, giúp tăng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày. Với những cách chế biến đa dạng từ cháo, hầm, xào đến pha trà,...sâm có thể trở thành một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bạn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và sống lâu hơn.